Kinh nghiệm cắm trại đêm và đi rừng đi suối

kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi-5
Mình biết một số kinh nghiệm cắm trại đêm và đi rừng đi suối từ mình và học hỏi được. Do là dân miền tây và cũng đã đi lính. Học từ gia đình Ông Ngoại Ba và các cậu và một số anh em vùng cao tây bắc, và nay chia sẽ lại cho mọi người qua tin tức phượt nhé.

Liên hệ ngay với Thuê lều giá rẻ – Chuyên cho thuê lều dã ngoại cắm trại giá rẻ vô cùng luôn bạn nhé

– Địa chỉ: 230/14 Phan Văn Trị, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
– Đặt lều: 0902.784.707 (Mr Lâm) – (Call,Zalo, Sms)
– Website: www.thueleugiare.com
Dân gian vẫn có câu “Rừng thiêng nước độc” để chỉ sự nguy hiểm, huyền bí của rừng già đối với con người. Vậy nên, nếu có dự định thực hiện một chuyến khám phá rừng xanh, bạn cần phải trang bị cho mình một số kinh nghiệm cắm trại trong rừng sau đây.
Và điều này đặt biệt nhé mọi người ko. Riêng với mình thì nó rất đặt biệt.
kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi

Kinh nghiệm cắm trại đêm và đi rừng đi suối

  • Không nói bậy trong rừng. (Nếu đi lạc thì sao ta, hay là rừng này mát muốn ở đây luôn ….v.v)
  • Làm gì cũng phải xin. ( Dựng lều xin Thần rừng cho tá túc, đốt lửa cũng xin Thần rừng, và trước khi bước vào rừng xin Thần rừng bảo vệ đi đến nơi về tới chốn.)
  •  Không nhắc Ông 30(Cọp), Ông Dài( Bé Na) và các ông nguy hiểm khác.
  • Khi đi các vùng rừng gần CamPuChia thì nên chuẩn bị cây dài đẩy trống đường mình đi để tránh bị dặm phải (Ngãi độc).
Đó là những gì mình học được từ một bạn dân tộc ở vùng tây bắc SaPa trong chuyến tây bắc. Và đây là số kinh nghiệm của mình.

Chuẩn bị cho chuyến cắm trại đêm.

  • Lên kế hoạch.
  • Lên danh sách vật cần chuẩn bị.

kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi-3

Trang bị kỹ năng sinh tồn trong rừng.

  • Giữ cự ly di chuyển.
  • Bị lạc phải làm gì?.
  • Nhóm lửa trong rừng?.

Chọn địa điểm cắm trại phù hợp trong rừng

  • Chọn địa điểm.
  • Vệ sinh khu đất.
  • Thời gian cắm trại.

Theo dõi thiên nhiên và thời tiết.

  • Bạn có thể xem dự báo trước ở các kênh uy tính, xem thời gian 3 ngày trước và sau khi đi cắm trại, tình tình thời tiết khu vực để chọn loại lều cũng như thời gian di chuyển thích hợp với chuyến đi của mình nhé, không quên tính trước những phương án dự phòng.

Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên khi cắm trại trong rừng, đi suối.

kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi-4

Kinh nghiệm chuẩn bị cho chuyến cắm trại đêm và đi rừng đi suối

Lên kế hoạch cho chuyến cắm trại

Đi đâu, khi nào đi, đi với ai, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc,.. là những đầu mục bạn phải đề ra rõ ràng cho chuyến đi đi của mình. Cắm trại trong rừng không chỉ đơn giản là một hoạt động ngoài trời, nó còn đòi hỏi kỹ năng sinh tồn trong rừng của bạn.
Hãy lên một kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết cho những hoạt động của bạn trong chuyến đi ấy. Xác định trước điểm đến sẽ giúp bạn hiểu kỹ về địa hình hay kinh nghiệm từ những người đi trước chia sẻ, tránh những bất ngờ không nên có trong chuyến đi.
kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi-5

Lên danh sách vật cần chuẩn bị.

Các vật dụng cho một buổi cắm trại trong rừng cần được bạn lên danh sách và chuẩn bị trước ngày khởi hành. Điều này giúp bạn mang đầy đủ các vật hữu ích, tránh dư thừa gây cồng kềnh cho việc di chuyển. Một số vật dụng hữu ích bắt buộc phải mang theo:
  • Lều cắm trại: Tất nhiên rồi, nếu không có lều thì sao mà bạn thực hiện được việc cắm trại trong rừng. Mang theo một chiếc lều phù hợp cho chuyến đi sẽ đảm bảo nơi trú ẩn an toàn cho bạn cùng những người đồng hành (nếu có).
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cắm trại an toàn, thuận lợi của mình khuyên bạn nên chọn những loại lều được làm bằng chất liệu tốt, có tác dụng thấm nước, chắc chắn để có thể “chống chọi” với mọi thời tiết và những loại đồng vật (Nếu cắm trại ở rừng núi hay những nơi hoang dã).
Khi cắm trại ngoại trời, nhất là về ban đêm, nhiệt độ cơ thể sẽ bị hạ thấp xuống, vì thế bạn cần chuẩn bị một chiếc túi ngủ không thấm nước, có khả năng giữ nhiệt tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý nên chọn những loại túi ngủ chất liệu không gây dị ứng và gọn nhẹ, để có thể mang, vác di chuyển dễ dàng.
Cắm trại dã ngoại thường chủ yếu sử dụng ánh sáng từ thiên nhiên, không có đèn điện vì thế bạn cần phải xác định địa điểm cắm trại thật nhanh và cắm trại khi vẫn còn đủ ảnh sáng nhé. Không nên dựng lều quá muộn, thiếu ánh sáng sẽ khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn đấy. Ngoài ra, với những người có kinh nghiệm cắm trại qua đêm họ chia sẻ, bạn nên tìm những địa điểm cắm trại dã ngoại gần nguồn nước để có thể thuận lợi trong việc vệ sinh cá nhân và sinh hoạt nhé
  • Balo: Sẽ là tốt nhất nếu bạn sử dụng một chiếc balo dã chiến, bền, nhiều ngăn, có thể đựng được tất cả vật dụng cần thiết cho chuyến đi của bạn.
Dùng balo của lính là ok hoặc nếu có điều kiện thì có 1 số túi dã ngoại nước ngoài chất liệu rất bền đẹp và nhẹ tuy nhiên gia thành thì ko rẻ. Mình thì đang dùng cái balo của thủy quân lục chiến Mĩ. Nhẹ và bền rất to. Cùng với đó, bạn nên học cách sắp xếp đồ dùng một cách thật khoa học để có thể tận dụng được hết khoảng diện tích trong chiếc balo của mình.
  •  Đèn pin: Không phải lúc nào cũng có ánh sáng vào ban ngày. Tại những địa điểm rừng già âm u, hãy chuẩn bị trước cho mình một chiếc đèn phin chuyên dụng, đảm bảo ánh sáng cho cuộc hành trình của bạn.
Hiện nay có 1 số đền loại sạc rất sáng hoặc dùng pin dự phòng đa năng cũng rất tiện lợi để anh em có thể thắp sáng ban đêm lúc ca hát nhảy múa ăn uống, nếu chịu khó vác thì vác theo cái bình khô xe honda 12v mà xài cũng đc.

(*)Lưu ý : Nên mang theo gậy phát sáng để có thể sử dụng trong nhiều tình huống vào ban đêm và đặc biệt không tự ý đi lang thang vào ban đêm một mình để tránh những tình huống xấu.

  • Dao đa dăng: vừa phòng thân vừa phục vụ cho các mục đích khác ở buổi cắm trại trong rừng. Các ban trong rừng đều sẽ phải có trong tay ít nhất một con dao. Để dùng làm đồ chặt cây …v.v
  • Bật lửa/ đá đánh lửa: Phục vụ cho mục đích đun nấu, đốt lửa sửa ấm, đá đánh lửa sẽ luôn phải theo bạn trong suốt chuyến dã ngoai.
Này bạn có thể mang theo bếp ga cũng được, có những loại bếp ga mini rất tiện lợi, có thể nấu nước chiên trứng….v.v.
Nhưng khuyên các bạn vẫn phải đốt lửa vào ban đêm nhé để cho an toàn. Và mục này mình sẽ nói sau gần cuối mục này nhé.(1)
  • Thực phẩm và đồ uống: Ước lượng phần thức ăn và nước uống vừa đủ cho chuyến đi của bạn để tránh phải mang vác quá nhiều thứ không cần thiết. Nếu chuyến đi của bạn kéo dài nhiều ngày, hãy chuẩn bị thêm lương khô và lấy nước ở các điểm dừng chân trên đường.
Theo kinh nghiệm đi cắm trại tự túc của mình thì những thực phẩm đồ khô, đồ hộp sẽ luôn được ưu tiên vì chúng có thể dự trữ được lâu. Hạn chế mang quá nhiều đồ tươi sống đi nhé, bởi không có tủ lạnh để bảo quản, nếu thời tiết quá nóng như mùa hè, thực phẩm rất dễ lên mùi và bị hỏng.
Ngoài ra, nước là thứ quan trọng không thể thiếu để giúp bạn tiếp thêm năng lượng cho chuyến đi dã ngoại. Bạn có thể mang theo nước lọc hoặc nước chứ không nên mang theo nước ngọt, nó sẽ khiến bạn dễ khát nước hơn đấy. Tuyệt đối không nên uống nước ở sông, suối ở nơi bạn cắm trại khi chưa biết nguồn nước có an toàn hay không?
  • Trang phục đi rừng: Yêu cầu đầu tiên bạn phải nhớ khi đi cắm trại đó là sự gọn gàng, thoải mái và kín đáo. Việc vận động cả ngày sẽ ngốn nhiều sức lực của bạn, vì vậy đồ càng thoải mái, càng tốt. Ngoài ra, đề phòng muỗi, vắt cũng như các loài côn trùng khác, hãy mặc đồ dài tay, che chắn kín cơ thể mình.
Bạn có thể mang theo những trang phục thoải mái và mang theo mùa. Tuy nhiên, do mình cắm trại qua đêm, nhiệt độ ngoài trời thường thấp hơn nhiệt độ trong nhà, nên cho dù bạn đi cắm trại ban đêm vào mùa nào thì cũng nên mang theo những chiếc áo khoác mỏng để để tránh bị nhiễm lạnh và sốt rét nhé.
  • Giày dép: Bạn nên mang theo những đôi giày leo núi chuyên dụng hoặc những đôi giày thể thao ôm chân để có thể di chuyển được dễ dàng. Không nên mang theo dép lê, giày cao gót hay xăng đan, bởi chúng sẽ khiến bạn rất nhanh mỏi.
Nếu bạn có điều kiện hơn chút nữa thì nên sắm ngay 1 đôi xà cạp chống Bé Na cắn (Gaitors) và đi giầy da cao cổ. Cái này mình sẽ nói sau về cách di chuyển trong rừng nhé. (2)
  • Hộp sơ cứu y tế: Như đã nói ở trên, rừng già rất nguy hiểm cho con người.Bởi việc cắm trại việc bị ngộ độc thực phẩm, ngã, bị va đập, ốm đau… là điều không thể biết trước được. Chính vì thế bạn cần mang theo một số đồ y tế sơ cứu cơ bản và những loại thuốc thông dụng như: Băng gạc, urgo, thuốc giảm đau, cảm cúm nhức đầu, bông y tế, cồn. Cùng với đó là các loại thuốc theo đơn mà bản thân cần. Đừng quên chuẩn bị thêm kem chống nắng và kem chống muỗi nữa. Và mình thì xài 1 loại thuốc đó là con rồng chai thủy tinh nắp đỏ( tiệm thuốc bắc có bán) rất hay trị ngộ độc và sốt rất hay mà mình tin dùng.
(*)Lưu ý: Đi cắm trại bạn hạn chế xịt nước hoa và những bình xịt có mùi thơm để hạn chế sự thu hút của côn trùng.
  • Gậy chống: Một chuyến đi dài ngày hay phải di chuyển nhiều thì một chiếc gậy chống tay sẽ tiết kiệm rất nhiều sức lực cho bạn. Thông thường, tại đầu các điểm vào các khu rừng hay dưới chân núi, sẽ có các hàng ven đường bán gậy từ những thanh tre nữa. Bạn có thể chọn mua gậy chuyên dụng hoặc mua tại điểm đến, thậm chí chọn lấy một cây gậy từ cành cây gãy ở trong ngay trong rừng.
Và nhớ, đừng bẻ cây trong rừng làm gậy nhé! (Tuyệt đối là không nhé điều này là không nên về môi trường cảnh quan và không nên trong rừng thiên).

Trang bị kỹ năng sinh tồn trong rừng.

Để có thể ghi nhớ được hết tất cả kỹ năng sinh tồn trong rừng thì khó lắm, chỉ có thực hành cùng người từng trãi thì đó là cách tốt nhất rút kết kinh nghiệm. Cũng giống như khi yêu vậy phải chia tay mới khôn ra nhưng mà yên tâm đi bạn vẫn ngu khi yêu à kể cả tôi haha.
  • Giữ cự li di chuyển.
  • Đối với chuyến đi theo nhóm, theo đoàn, bạn bắt buộc phải giữ cự ly gần khi di chuyển cùng nhau, tránh bị lạc đoàn. Nhóm càng giữ cự ly tốt, càng đông người đi cùng nhau thì khả năng sinh tồn sẽ cao hơn so với nhóm lẻ ít người hoặc đi cá nhân.
Nếu trường hợp bạn có chuyến đi cá nhân, hãy đánh dấu lại những khu vực bạn đã đi qua, phòng trường hợp bị lạc, đi loanh quanh vòng tròn.
Lưu ý : Và mình sẽ hường dẫn mọi người cuối phần này về cách di chuyển để tránh Bé Na tốt nhất có thể nhé, theo kinh nghiệm mình thôi. (3)

Bị lạc thì phải làm sao???.

Đây là điều mình đã nói đầu tiên Rừng Thiên. Không nói gỡ.
“Bình tĩnh, phải thật bình tĩnh”. Đây chính là câu thần chú kinh điển nếu chẳng may bạn có bị lạc giữa rừng. Hãy nhớ nguyên tắc đầu tiên: phải giữ vững tâm lý. Kinh nghiệm cắm trại trong rừng chỉ ra rằng hoảng loạn và sợ hãi sẽ chỉ khiến tình hình của bạn thêm xấu đi mà thôi.
  • Thứ nhất khi đã bình tĩnh hơn, hãy thực hiện theo công thức S.T.O.P
S = sit down: ngồi xuống
T = think: suy nghĩ
O = observe your surroundings: quan sát xung quanh
P = prepare for survival by gathering materials: chuẩn bị dụng cụ sinh tồn
  •  Thứ hai, ngay lập tức xác định nơi ẩn nấu an toàn cho bản thân. Vì không thể lập tức tìm được lối ra nên các hốc đã hay gốc cây to sẽ giúp bạn có chỗ nghỉ ngơi an toàn. Bạn có thể tự tạo cho mình chỗ nghỉ từ thân cây và các loại lá. Điều này không chỉ vì an toàn bản thân trước các con vật hung dữ, nó còn giúp bạn giữ ấm, tránh nắng mưa cho đến khi tìm được lối ra.
Ngoài ra, bạn nên leo lên các vị trí cao hơn để xác đinh phương hướng, tìm nhà dân, ống khói hay các dấu hiệu sống khác (với trường hợp ban ngày) hoặc tìm ánh lửa (nếu vào ban đêm).
  • Thứ ba, tuyệt đối không được đi lang thang, tránh mất sức. Điều quan trọng là bạn phải giữ sức khỏe để có thể xác định phương hướng và tìm lối ra. Đánh dấu những nơi đã đi qua để chắn chắn bản thân không bị đi lòng vòng.
  • Thứ tư, tìm nguồn nước sạch, thực phẩm trong rừng. Có nước sẽ giúp bạn cầm cự thêm nhiều ngày cho đến khi được tìm thấy. Bạn có thể dùng nước ở các suối hay kênh nhỏ trong rừng hoặc hứng sương từ lá cây.
Cùng với đó, khi nguồn thực phẩm cạn kiệt dẫn đến việc phải tìm đồ ăn trong rừng, hãy chắc chắn biết rõ các loại cây cỏ bạn ăn không có độc. Những loại thực vật mà các con vật trong rừng ăn được thì bạn cũng có thể ăn. Chú ý không được ăn các loại nấm dại, nấm càng sặc sỡ, càng dễ có độc.
  • Cuối cùng, đốt lửa tạo chú ý. Nhặt nhanh các cành cây tạo khóm lửa cho bản thân. Điều này giúp bạn sưởi ấm và xua đuổi thú dữ cũng như côn trùng vào ban đêm. Bên cạnh đó, các cột khói bốc lên cũng sẽ tạo chú ý với người khác, nó sẽ làm tăng khả năng được tìm thấy cho bạn.
Kinh nghiệm nhỏ của một người bạn Tây Bắc SaPa đã chỉ, khi lạc trong rừng mách bạn hãy tìm đến các con suối và đi dọc theo đường nước chảy. Dòng chảy của nước từ cao đến thấp, nếu theo hướng nước chảy, chắc chắn bạn sẽ có thể tìm về được dưới xuôi.
kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi-6

Nhóm lửa trong rừng.

  • Đây là một kỹ năng quan trọng cần ghi nhớ khi ở trong rừng. Một số vật dùng có thể tận dụng được như bật lửa, đá đánh lửa, pin điện thoại hay kính lúp sẽ có thể tạo ra lửa trong thời gian ngắn.
  • Chú ý sử dụng các hòn đá to chặn giới hạn xung quanh tạo bếp lửa giúp bạn có thể đun nấu. Điều này còn giúp đảm bảo an toàn cháy nổ trong rừng.
  • Và như điều (1) mình khuyên mấy bạn tại sao lại đốt lửa vào bạn đêm dù bạn có mang theo bếp ga và các vật dụng nấu nướng bằng ga mini. Là bởi vì một số thú rừng rất sợ lửa nên đó là cách an toàn để mình phòng vào ban đêm là cách tốt nhất.

Kinh nghiệm cắm trại

Tuân thủ 3 quy tắc sau đây để bạn có được buổi cắm trại trong rừng hoàn chỉnh nhất.
  • Chọn địa điểm:
Địa điểm thích hợp nhất để cắm trại chính là các khoảng đất trống, bằng phẳng . Chúng giúp chúng ta có một nơi lý tưởng để đặt lưng nghỉ ngơi, đồng thời tránh bị đổ lều trại trong trường hợp gió lớn. Cũng cần tránh các khoảng đất dốc ở trên các ngọn núi cao để đảm bảo an toàn khi cắm trại. Và ko nên cắm trên đá nhé các bạn, và cũng tránh gần bụi rậm vì dễ có côn trùng và Bé Na nhé.
  • Vệ sinh khu đất:
Các mẩu củi hay cành cây khô dưới mặt đất sẽ khiến bạn khó chịu nếu ngồi hay nằm. Vậy nên hãy dọn dẹp sạch sẽ nơi mình sẽ cắm trại để chúng ta có cảm giác thoải mái nhất.
  • Thời gian cắm trại:
Khoảng thời gian sau 16h, trong rừng sẽ tối rất nhanh. Vì vậy, hãy hoàn thành việc cắm trại của mình trước lúc này để có ánh sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tranh thủ tìm thêm các cành củi dùng nhóm lửa cho suốt một đêm dài.
kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi-7

Theo dõi thiên nhiên và thời tiết:

  • Cập nhật thời tiết trong khoảng thời gian trước và trong chuyến đi sẽ giúp bạn tránh được những kiểu thời tiết không mong muốn.
  • Trời có mưa to trước và trong thời điểm chuyến đi, bạn nên dời lịch đi cắm trại trong rừng của mình sang một ngày khác để đảm bảo an toàn. Đường đi trong rừng khi mưa rất trơn trượt, dễ ngã.
  • Và đây là điều mình muốn nói (2) điều đặc biệt cần lưu ý đó là cách di chuyển để tránh Bé Na.

Di chuyển trong đêm và đi rừng đi suối như thế nào

  • Khi bạn đang đi trong khu vực có nguy cơ gặp Bé Na tốt nhất là có gậy chống (1,5m – 1,8m) để khua khoắng phía trước và các bụi rậm. Nếu có Bé Na nào ở phía trước trên đường đi thì ít nhất nó sẽ cách bạn 1 tầm gậy khi bạn nhận ra nó. Ở trong rừng bạn thường cắm cúi bước đi hoặc hớn hở ngắm chim, ngắm bướm hoặc mắt hoa lên và miệng phì phò vì mệt bạn sẽ không nhận ra Bé Na do chiến thuật ngụy trang thả thính của nó hoặc chỉ đơn giản là bạn không thể chỉ chăm chăm chú ý xem có Bé Na nào ở quanh không. Hãy dùng gậy để chọc, đập bất cứ bụi cỏ, đống lá khô, hang hốc nào trước khi bạn tiếp xúc gần hơn.
  • Đa phần Bé Na hay tấn công vào phần chi dưới nên bạn có thể mang một cái xà cạp chống Bé Na cắn (Gaitors) và đi giầy da cao cổ.
  • Bé Na là loài máu lạnh vì thế nó phải hấp thụ nhiệt bằng cách sưởi nắng, nếu đêm hôm trước trời mưa và sáng hôm sau trời nắng thì bạn rất dễ có cơ hội gặp gỡ 1 em Bé Na đang sưởi nắng tại nơi quang đãng nào đó. Mình cũng mấy lần suýt toi hên nhờ vào món xả ớt với bánh đa.
  • Nếu chui vào hang đá khô ráo để tránh mưa hoặc thám hiểm thì khả năng gặp Bé Na cũng rất cao. Hãy dùng gậy, đèn pin và hãy dùng tiếng động để đảm bảo không có con Bé Na nào ở trong đó chào đón bạn bằng 1 nhát cắn.
  • Bé Na thường hoạt động mạnh về đêm vì thế không nên đi lại khi trời tối. Khi đi tè ở điểm cắm trại cần phải có đèn pin, và kiểm tra thật kỹ trước khi hành sự.
  • Không nên ngồi nghỉ ở chỗ có hang hốc, gò đống hay bờ ruộng, bờ ao có nhiều hang chuột.
  • Không nên lật đá hay thân cây đổ bằng tay, hãy dùng gậy hoặc kiểm tra kỹ trước khi làm.
  • Nếu chẳng may bạn đột nhiên thấy 1 Bé Na ở cách mình mấy chục phân mà trong tay không có cái gậy hay cành cây dài nào, việc khôn ngoan nhất bạn cần làm là đứng im để nó bò đi. Mọi hành động bất thường của bạn như rú lên, nhảy lùi lại,… đều có thể khiến Bé Na tấn công để tự vệ.
  • Nếu tiêu diệt Bé Na rồi không nên sờ vào miệng , nhiều loài Bé Na bị chém lìa cổ rồi mà cái đầu vẫn cắn được. Kể cả trường hợp Bé Na chắc chắn chết rồi cũng không nên sờ vào mồm vì nếu tay bạn bị xước dịch độc từ răng của Bé Na vẫn có thể truyền sang bạn.
  • Ở nước ngoài đã có trường hợp sờ vào đầu Bé Na khi đã chết giờ đi bán muối rồi. Nên lưu ý nhé.

Lưu ý khi bạn ngủ đêm trong rừng

  • Địa điểm dựng trại không nên ở sát mép nước (suối, hồ, ao). Không nên ở cạnh cây đổ, gò mối vì đó rất có thể là nơi trú ẩn của Bé Na và cả các loại côn trùng. Nơi cắm trại nên ở chỗ có mặt đất thoáng, cỏ thấp hoặc không có cỏ.
  • Bạn phải luôn kéo khóa đóng cửa lều. Nếu chẳng may đi ra quên không đóng thì khi đi vào phải soi đèn kiểm tra trước khi vào.
  • Trước khi đi chuẩn bị sẵn một trong những thứ sau để rắc xung quanh lều đuổi Bé Na đi: bột lưu huỳnh, long não (viên), bột huỳnh hoàng (rất độc với người nên phải dùng găng tay và khẩu trang khi rải, không khuyến khích dùng vì dùng nhiều nó ngấm xuống đất và hòa nguồn nước, không khuyến cáo dùng này vì rất độc cho sức khỏe và thiên nhiên), củ xả hoặc bột xả. Nếu nhà có điều kiện thì mua các loại thuốc đuổi Bé Na của Tây (snake repellent). Có lần mình sang Campuchia khi vào rừng cắm trại người dân địa phương chỉ cho cách dùng một loại quả thuộc họ chanh, mùi tương tự như chanh tây và rất ít nước, đem rải quanh lều. Hôm đó ngủ ngon. Dùng trái chúc của dân 7 núi An Giang cũng hiệu quả, mà giờ quả đó hiếm mà mắc quá.
  • Không nên để thức ăn thừa rơi vãi tại khu vực cắm trại. Bé Na không ăn mấy thứ đồ ăn bạn mang theo nhưng chuột, sóc,… có thể mò đến kiếm ăn và Bé Na thì lại đi săn các loài đó.
  • Điều cuối cùng mình muốn nói là Bé Na vốn nhút nhát, nó không tấn công người mà chỉ tự vệ khi bị tấn công hay đe dọa một cách có chủ ý hay vô ý. Bé Na là một sinh vật rất đẹp linh thiên ( tuyệt đối ko gọi là rắn nhé chỉ kêu Ông Dài hay là Bé Na nhé) và rất có ích trong tự nhiên vì thế nếu tránh được hãy tránh chứ đừng tấn công Bé Na.
  • Nếu trong cuộc hành trình, trời mưa bất chợt, hãy di chuyển lên những chỗ cao hơn tránh lũ. Ngoài ra, kinh nghiệm cắm trại trong rừng còn nhắc đến cách quan sát nước trong sông suối khi có lũ về. Nếu bạn thấy con suối gần mình nước chuyển sang màu đục và có nhiều cỏ mục trôi xuống thì đó là dấu hiệu của lũ trên cao. Cần nhanh chóng di chuyển vì lũ ở rừng đến bất chợt, rất nguy hiểm.
Lưu ý nhỏ cho các bạn nên tránh cắm trại ở đỉnh các con thác, đây là nơi dễ xảy ra tai nạn. Vì khi tối ngủ các bạn có chắc là không bị mộng du không.
kinh-nghiem-cam-trai-dem-va-di-rung-di-suoi-2

Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nguyên vẹn:

  • Tuyệt đối giữ sạch không gian và môi trường mà bạn đi qua!
  • Các hoạt động vệ sinh cá nhân cần tránh xa nguồn nước ít nhất 60m. Điều này giữ cho nguồn nước sinh hoạt dưới xuôi sạch sẽ, người dân có thể sử dụng được.
  • Hãy nhớ dọn dẹp sạch sẽ nơi mình ở, đảm bảo dập lửa hoàn toàn trước khi rời đi hoặc kết thúc hành trình của mình.
  • Ngoài ra, để chuyến dã ngoại của bạn suôn sẻ hơn, hãy chấp hành nội quy, quy định ở nơi cắm trại để tránh gặp rắc rối.

Cảm ơn mọi người đã coi bài viết của mình.

Có thể bạn quan tâm:
0902.784.707
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon